Du Lịch Hành Hương

Nhiều Hơn Nữa...

Tour Du Lịch

Nhiều Hơn Nữa...

Luật Du Lịch

Nhiều Hơn Nữa...

Du Lịch Trong Nước

Nhiều Hơn Nữa...

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Hành Hương Ấn Độ

Trong đạo Phật, hành hương giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Phật tử, nó nuôi dưỡng niềm tin mãnh liệt của người Phật tử với Tam Bảo. Hành hương xứ Phật là dịp để chúng ta tìm hiểu và chiêm nghiệm sâu hơn về cuộc đời Đức Phật và những giá trị cao cả Ngài để lại là Từ Bi và Trí Tuệ.

New Delhi



Delhi là thành phố lớn thứ hai ở Ấn Độ, sau Mumbai, với dân số 13 triệu người. Tọa lạc ở phía Bắc của Ấn Độ, bên hai bờ của sông Yamuna. Đã từng là một kinh đô của nhiều đế chế trong Ấn Độ cổ có con đường thương mại cổ từ Tây Bắc Ấn Độ đi Đồng bằng sông Hằng. Nhiều tượng đài cổ, các địa điểm khảo cổ và các tàn tích có tầm quan trọng quốc gia.


Varanasi



Varanasi, một vùng đất đầy màu sắc và tín ngưỡng với dòng sông Hằng kỳ bí. Thành phố Varanasi là nhịp đập của trái tim đạo Hindu, nơi giao nhau của thế giới tâm linh và vật chất và trên dòng sông Ganges được xem là dòng sông của giải thoát, biểu tượng của sự vĩnh viễn.


Sarnath



Cung đường Bodh Gaya - Sarnath là cung đường đầu tiên Đức Phật độc hành sau khi thành đạo, với mục tiêu tìm đến nhóm năm người bạn đồng tu khổ hạnh để truyền bá giáo pháp mà người vừa chứng ngộ. Ở đây có hai tháp nổi tiếng: Tháp Chaukhandi được xây dựng để ghi dấu nơi đức Phật gặp lại năm người bạn đồng tu khổ hạnh; Và tháp Dhamekh là một ngôi tháp hình tròn, cao 44m, đường kính 27m nhỏ dần về đỉnh tháp. Tháp được xây dựng bởi vua Ashoka vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên.


Bodh Gaya



Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là nơi được gọi là đất Phật, tương truyền là nơi đức Phật Thích Ca đã giác ngộ hơn 2.500 năm trước, là điểm hành hương mà các phật tử khắp nơi trên thế giới luôn ao ước được đến chiêm bái một lần trong đời. Ngày nay, Bodh Gaya thường được ví là một “Liên Hợp Quốc Phật tự” vì tập trung rất nhiều chùa của các quốc gia và lãnh thổ như Bhutan, Đài Loan, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri Lanka, Tây Tạng, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam... Việt Nam có 4 chùa ở đây. Đó là Việt Nam Phật Quốc tự của thầy Huyền Diệu, chùa Độ Sanh của một nhà tu hành người Mỹ gốc Việt, chùa Viên Giác của một nhà tu hành người Đức gốc Việt và tịnh xá Kỳ Hoàn của thầy Thích Giác Viên đến từ Vũng Tàu.


Rajgir



Thành Vương Xá ( Rajgir ) là kinh đô của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), một kinh thành cổ xưa nhất Ấn Độ, rất trù phú, nguy nga nhưng lại hiểm trở vì núi non bao quanh do vua Tần Bà Sa La (Bimbīsara) trị vì vào thời đức Phật còn tại thế. Và chính tại kinh thành này, trên đường thái tử Sĩ Đạt Ta tầm đạo đã xảy ra cuộc gặp gỡ giữa Ngài và đại vương Tần Bà Sa La. Được biết tâm nguyện cao cả của vị thái tử bộ tộc Thích Ca (Sakyā) thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), nhà vua vô cùng thán phục, xin nhường lại nửa giang san cho Sĩ Đạt Ta cai trị nhưng thái tử đã một mực từ chối.


Vaishali



Vaishali là một điểm thánh tích quan trọng của Phật giáo và cũng là điểm hành hương của đạo Jain. Hiện nơi đây còn nhiều bằng chứng không thể phủ nhận:
Cây cột đá Asoka, được dựng vào thế kỷ III trước Công nguyên, đứng ngạo nghễ trong nắng chiều. Biết bao thời gian, biết bao mưa nắng, biết bao sự kiện đã trôi qua nơi đây, dưới cây cột này! Cột hầu như còn nguyên vẹn, cao 11m, đường kính khoảng 1m, bằng đá sa thạch nguyên khối được đánh bóng, với một số ký tự của thời Gupta.
Trên đỉnh cột là hình sư tử nhìn về phía Bắc, hướng Đức Phật đã đi trong cuộc du hành cuối đời của người. Phía trước là phế tích của một tháp gạch, cao khoảng 3m, được cho là ngôi tháp thờ xá lợi của Đại đức Ananda, người thị giả trung thành của Đức Phật trong suốt 27 năm và cũng là người đã xin Đức Phật cho phép thành lập ni đoàn. Phía sau là hồ Ramakunda hình chữ nhật ghi dấu sự tích về bầy khỉ thường cúng dường trái cây và mật ong cho Đức Phật.


Kushinagar



Kushinagar là một nơi mà Đức Thế Tôn chọn cho việc nhập Niết Bàn. Kushinagar hay Kushinara được coi như là thủ đô của cộng hoà Malla, một trong những  nước cộng hoà thuộc miền Bắc Ấn. Kushinagar được nhận dạng hiện nay với ngôi làng Kasia, 51 kms từ thị xã Gorakhpur ở miền đông của bang Uttar Pradesh, Ấn độ.
Ngày nay nơi đây không còn lại nhiều ngoại trừ một mô gạch lớn chiều cao khoảng chừng 15 mét được bảo quản bên trong một công viên. Ngay sau đó, có một cuộc chiến xảy ra giữa 8 nước của Bắc Ấn Độ, vì họ tranh giành xá lợi Phật. cuối cùng xá lợi Phật được phân chia và được bảo quản trong 8 cái tháp trên nhiều nơi khác nhau của đất nước Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, Đại Sư Huyền Trang, một Tăng Sĩ Trung Hoa hành hương đến đây và chiêm ngưởng cảnh Kushinagar còn xót lại. Hiện nay, tại Tháp Niết Bàn thờ một tượng Phật nằm, dài chừng 6 mét trong tư thế nhập diệt. Tượng được tạc bằng đá đen nhưng bây giờ tượng được lát vàng bởi sự đắp vàng vào tượng của khách hành hương.


Lâm Tỳ Ni



Lâm Tỳ Ni là một trong những nơi hành hương nổi tiếng của đạo Phật tại quận Rupandehi thuộc Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal nằm cách biên giới Sonauli Ấn Độ khoảng 36 km. Nơi này được cho là hoàng hậu Mayadevi đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo.



Tour du lịch .tk chuyên cung cấp các tour trong nước và nước ngoài có chất lượng cao,khơi gợi trí tò mò, tinh thần thoải mái giúp khách du lịch quên đi những tất bật lo toan của cuộc sống hàng ngày.

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Du Lịch Hành Hương

Hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu quanh tháp đường và điện Phật và cũng như lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Và đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng. 


Hành hương là Cuộc hành trình, đặc biệt là chuyến đi dài ngày, đến một địa điểm thiêng liêng nào đó, nhằm mục đích lễ bái; chuyến đi nhằm mục đích hoài niệm quá khứ hay tình cảm”.

Những điểm đến đều mang tính thiêng liêng, khác biệt với ký ức của cộng đồng, ở đó, người hành hương không chỉ thành tựu được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình mà còn tăng cường sợi dây gắn bó, mối quan hệ giữa mình và cộng đồng.

Cuộc du lịch hành hương cần có ba yếu tố cấu thành:
 1- Một hay quần thể địa điểm thiêng liêng.
2- Một chuyến đi bộ thiêng liêng.
3- Một mục đích thiêng liêng.

Vì sao Phật đề cập bốn thánh địa này trong giời phút nhập diệt?
Vi sự vắng mặt của bậc Đạo sư sẽ dễ đưa đến sự mất định hướng trong giới đệ tử. Và Đức Phật đã dạy rằng, sau khi Ngài diệt độ chính Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya) là Đạo sư của hàng đệ tử. Nhưng Pháp và Luật sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn đối với những người có sự thâm tín vào Bậc đã thuyết giảng những điều đó. Chiêm bái thánh tích sẽ giúp người đệ tử giữ vững niềm tin khi họ tận mắt chững kiến những nơi chốn liên quan đến bậc Đạo sư lịch sử của họ.

Việc xây dựng tháp phụng thờ và chiêm bái xá lợi chính là thể hiện lòng kính ngưỡng, sự thấu hiểu về Đức Phật và giáo pháp của Ngài. Trong nhiều bản kinh Đức Phật dạy rằng: “Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật, và ai thấy Phật là người ấy thấy pháp.” Xá lợi chính là Phật thân còn lại sau khi Đức Phật vắng bóng ở cõi đời này. Chiêm ngưỡng xá lợi như vậy là để thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, và thấy Pháp không chỉ là ôn lại lời dạy của Phật mà còn để thấy được bản chất thực của cuộc đời.


Hành hương với lòng thâm tín và tâm thanh tịnh sẽ đưa người Phật tử tại gia đi đến việc thực hành hạnh “xuất gia”. Khi thực hiện một chuyến hành hương là người Phật tử phát nguyện rời bỏ những “sinh hoạt thế tục” trong một khoảng thời gian nào đó để sống một đời sống “không nhà”. 

Chuyến hành hương không có tính ép buộc, hoàn toàn là điều tự nguyện. Và mục đích của hành hương, như đã nói, là để tăng trưởng tín tâm, gieo trồng thiện nghiệp, thanh tịnh tâm ý (và hẳn còn những mục đích khác nữa); và những sinh hoạt tại các thánh tích thường là đảnh lễ, thực hành thiền định và trì tụng kinh chú.v.v…
Hành hương không đơn thuần là một chuyến đi dã ngoại, mà còn là chuyến đi của sự tu tập trong thời gian ngắn ở các địa điểm thiêng liêng thông qua các loại hình như nghi lễ, ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú…Bên cạnh đó chuyến đi còn là sự tiếp cận, học hỏi các nền kiến trúc, văn hóa khác nhau thông qua hình ảnh ngôi chùa các quốc gia, qua sự giao tiếp, phong tục tập quán người dân bản xứ…

Cách Chọn Tour Du Lịch Hành Hương
Chọn du lịch hành hương vào mùa hè vì đây là thời điểm tổ chức nhiều lễ hộ, ngoài ra bạn vừa có nhiều cơ hội cảm nhận được vẻ đẹp của núi non, đình chùa vừa tránh được tình trạng chen lấn, ngộp thở khói nhang và nhiều phiền toái khác bởi lượng khách đã giảm đáng kể. Du Khách nên mang hành lý gọn nhẹ, không mang theo tư trang quý giá... Trước khi vào tham quan, thắp nhang viếng chùa, khách nên gửi hành lý ở khách sạn hay để trên xe.
Bạn cần phải xác định rõ điểm đến, liên hệ đặt phòng, tham khảo thêm giá cả và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, để có một chuyến đi an toàn, vui vẻ thì lời khuyên tốt nhất là bạn nên mua tour của các công ty du lịch có uy tín.
Thời điểm tốt nhất để lên chùa thắp hương, cúng bái là lúc chiều tối khi các lối đi đã thông thoáng không bị cay mắt do khói nhang gây ra như trong giờ “cao điểm”. Ngoài ra, du khách nên chú ý mang theo đèn pin để nhìn rõ đường khi đi vào các hang động.
Một điều vô cùng quan trọng khi đi hành hương là bạn nên luôn luôn cẩn thận, cảnh giác với những đồ đạc có giá trị, không nên để những đồ có giá trị ở túi quần, túi áo hớ hênh để tránh kẻ gian chen lấn trộm cắp, móc túi.


Phải biết mặc cả, trả giá khi cần thiết
Bạn cũng cần chuẩn bị một số tiền lẻ để đặt vào hòm công đức. Không nên quá tin vào các dịch vụ viết sớ ở các địa điểm lễ hội vì bạn có thể sẽ gặp những cụ đồ “dởm” viết nhăng viết cuội khiến bạn vừa mất tiền mà lá sớ của bạn cũng mất thiêng. 

Thức ăn chay đều có nguồn gốc đạm thực vật như các loại đậu đỗ, gạo, các chế phẩm từ đậu nành như tàu hũ, tàu hũ ky... Vì các loại đạm này thường thiếu một vài axít amin thiết yếu nên bạn có thể khắc phục bằng cách duy trì 500 ml sữa bò hằng ngày trong khẩu phần. Đây là nguồn cung cấp chất sắt và canxi thiếu hụt trong các thức ăn chay.
Thường du lịch hành hương phải đi bộ và leo núi rất nhiều và trong thời. Bạn cũng cần phải có mũ rộng vành để che nắng và áo mưa nhẹ phòng trời mưa. Trang phục leo núi phải mềm mại, có thể co giãn và thấm hút mồ hôi đồng thời phải trang trọng, phù hợp với thuần phong mỹ tục và không khí linh thiêng của đền chùa. 

Các Tour Du Lịch Hành Hương Tiêu Biểu :
CAMPUCHIA – PATTAYA- BANGKOK 
CAMPUCHIA – THÁI LAN - MALAYSIA – SINGAPORE- 
CAMPUCHIA - THÁI 
VIẾNG THÁNH TÍCH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ - NEPAN
CAMPUCHIA – THÁI LAN – MYANMAR – LÀO
SINGAPORE- MALAYSIA- THÁI LAN
ẤN ĐỘ - NEPAL
DU LỊCH CAMPUCHIA ( PhnomPenh – SiemRiep)
SINGAPORE – MALAYSIA 
CAMPUCHIA- THÁI LAN- LÀO 
DU LỊCH ĐÀI LOAN ĐÀI BẮC- ĐÀI TRUNG- CAO HÙNG



Tour du lịch .tk chuyên cung cấp các tour trong nước và nước ngoài có chất lượng cao,khơi gợi trí tò mò, tinh thần thoải mái giúp khách du lịch quên đi những tất bật lo toan của cuộc sống hàng ngày.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Tour Du Lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".


1. Cầu sông Hàn
Cầu Sông Hàn – cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam. Cầu được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà.

2. Bán đảo Sơn Trà
Đến Sơn Trà, du khách được trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê …

3. Đèo Hải Vân

Bước tới đèo Vân cảnh vắng teo
Rõ ràng trước mắt bức tranh treo
Một vùng bể cả cơn triều dậy
Đôi cụm rừng sâu tiếng gió reo.
Đường sắt xe quanh còi dậy đất
Đầu non ác lặn bóng nghiêng đèo.
Xung quanh phong cảnh, mình trơ trọi
Văng vẳng lừng xa giọng cuốc kêu.

             
4. Ngũ Hành Sơn
Nhất thiên niên tiền nhất hải đạo.
Nhất thiên niên nhất danh sơn.


 5. Làng đá mỹ nghệ Non Nước
Ở Non Nước, sản phẩm mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch khá phong phú như: tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muông thú, vòng đá đeo tay trơn láng đầy mầu sắc chạm trổ tinh xảo, công phu…


6. Núi Bà Nà
Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Đến đây, bạn còn có thể tham quan những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

7. Bãi Biển Phạm Văn Đồng
Đây là một bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng là địa điểm thu hút cư dân địa phương và khách du lịch khắp nơi. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit.


8. Rạn Nam Ô
Rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, nên đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp.


9. Làng chiếu Cẩm Nê
Nơi đây nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. Chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu.

10. Làng cổ Túy Loan
Dịp hội đình Túy Loan diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng, bạn sẽ được tham dự cuộc đua ghe thuyền đặc sắc của trai làng rồi tham gia những trò chơi dân gian như đẩy gậy, thi cờ tướng, cờ người, nghe hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp… Đến làng cổ Túy Loan, du khách không nên bỏ lỡ dịp được nếm thử món đặc sản như câu ca rằng: “Tuý Loan trăm thứ đều ngon/Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ!”.


11.Bãi biển Bắc Mỹ An
Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía đông nam.



12. Bãi biển Non Nước
Bãi tắm Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

13. Bãi biển Thanh Bình
Bãi biển Thanh Bình nằm ngay trong nội thị, phía cuối đường Ông Ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.


14. Bãi biển Xuân Thiều
Bãi biển Xuân Thiều thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, cách bãi biển Nam Ô chừng 3km về phía nam.


Tour du lịch .tk chuyên cung cấp các tour trong nước và nước ngoài có chất lượng cao,khơi gợi trí tò mò, tinh thần thoải mái giúp khách du lịch quên đi những tất bật lo toan của cuộc sống hàng ngày.

 

Đăng ký để nhận tin sớm nhất

Liên Hệ Theo Địa Chỉ

Điện Thoại:

Địa Chỉ:

Email:

Thành Viên Của Tour Du Lịch .tk